Tour du lịch Thái Lan giá rẻ

Khám phá ngay sự năng động của thành phố Bangkok và thưởng thức những show diễn độc đáo hàng đầu thế giới.

Tour du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm giá rẻ

Thưởng thức các món ăn ẩm thực đường phố Bangkok và Mua sắm thỏa thích tại thành phố Bangkok.

Tour du lịch châu Âu giá rẻ

Cơ hội đến Pháp ngắm tháp Eiffel nổi tiếng, thưởng thức bia Đức, thưởng thức món ăn Ý, mua sắm hàng hiệu ở Thụy Sĩ…..

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Đi chợ phiên ở Venice Miến Điện, thăm làng lụa sen

Du lịch thái lan 5 ngày 4 đêm - Cũng đã từng day dứt bẻ cọng ngó sen, lòng ngậm ngùi "tiếc thay chút nghĩa cũ càng, dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng", nhưng nhìn tận mắt những sợi "tơ lòng" được biến hoá thành lụa sen ở làng Inphaw Khone tôi mới biết thêm công dụng của một loại cây tưởng chừng đã được tận dụng hết thảy ở xứ mình. Thán phục và thầm mơ xa.


Hồ Inle là điểm-nhất-định-phải-đến trong hầu hết các tour du lịch Miến Điện. Nên tôi cũng bon chen. Những ngày đầu tháng 5 chớm mưa mùa, nước cạn, bầu trời xám mây, hồ vẫn đẹp dù không long lanh như những tấm bưu thiếp chụp hồ xanh mùa thu. Bù lại, tôi may mắn đi trúng ngày chợ phiên ở hồ, gợi bao nhiêu thương nhớ ngày quê xưa.
>>> Xem tour: http://dulichsingapore.org/tour/du-lich-singapore-malaysia
Chợ phiên bánh tráng ở "Venice Miến Điện"

Cậu bạn trẻ Phillip, người Hà Lan khi biết mai sớm tôi lang thang Inle, liền dặn dò phải ghé thăm VeniceMiến Điện - tên gọi ví von của làng nổi Nam Pan. Lãng mạn hơi quá, nhưng cũng không xa lắm sự thật khi con đò nhỏ rẽ sóng đưa tôi đến đó. Cũng những ngôi nhà sàn như góc nào đó miệt sông Tiền, sông Hậu, nhưng đó đây có thêm mấy ngôi nhà gỗ mới đẹp hoặc sàn đúc ximăng, quét vôi vàng đỏ lung linh soi bóng xuống gương hồ, quả là có nổi bật, có thêm sắc hơn những ngôi làng với chỉ nhà sàn phên tre vách nứa.

Nhưng, cuốn hút tôi, sau vài góc máy chụp nhanh, không là Venice Miến Điện mà dòng ghe xuống ăm ắp người dân xúng xính áo mới nhiều màu đang lũ lượt chạy về bờ xa bên kia hồ. Nên tôi hú chú lái đò chạy theo. May mắn sao, hôm nay tôi đi lại đúng chợ phiên của Nam Pan!

Làng nổi Nam Pan ngộ hơn các làng khác trong hồ Inle vì chợ phiên lại nằm trên đất liền, trong khi các chợ kia là chợ nổi. Nhưng có lẽ nhờ nằm trên đất mà chợ phiên Nam Pan lớn nhất vùng. Và, các cô, dì, chú, anh, tha hồ mà bày biện, khuếch trương các "gian hàng" của mình. Hôm nay, chợ ngập tràn sắc màu y phục đặc trưng của nhiều dân tộc ít người quanh hồ Inle cùng đổ về đi chợ, chơi chợ. Vui làm sao!

Bên cạnh hằng hà các nông ngư cụ, phẩm vật địa phương cần thiết của một phiên chợ năm ngày họp một lần, cũng đã thấy lác đác vài gian hàng bán quà lưu niệm cho du khách. Nhưng mùi thơm thảo quen thuộc của rất nhiều những dãy hàng bánh tráng trắng vàng phưng phức, rồi những chồng bánh tráng các mẹ, dì đội trên đầu đi qua đi lại...

Làm như chợ phiên này chỉ chuyên bánh tráng vậy. Bẻ đưa tôi miếng bánh tráng giòn rụm, nức mùi gạo mới, Minho, hướng dẫn viên cho nhóm khách Tây, tán chuyện "Bánh tráng là món quà quê yêu thích của không chỉ lũ trẻ mà còn cả người lớn ở đây. Đi chợ phiên về, có tấm bánh làm quà cho lũ trẻ ở nhà. Mang vài cái sang tặng hàng xóm hôm nay lu bu không đi chợ được, rồi tán chuyện chợ búa, nương đồng, trời đất... là chuyện thường ngày ở đây". Cảm ơn, khoe với bạn rằng xứ mình cũng có "rice-paper cake" này, câu chuyện bạn kể cũng là câu chuyện của quê mình ngày trước... tôi đi, chia tay chợ lòng bao vấn vương, thương về quê cũ nay chợ quê đã thưa dần bánh tráng...


Inphaw Khone, làng lụa sen độc đáo nhất thế giới

Cằn nhằn tôi đã ở chợ phiên gấp đôi thời gian dự tính, chú lái đò tăng tốc hướng đến ngôi làng kế bên, mà tôi đã "đặt hàng" chú từ hôm qua, Inphaw Khone, nổi tiếng với những tấm lụa sen.

Theo người địa phương, lụa sen ra đời từ 100 năm trước. Một thôn nữ khéo tay trong làng hái sen kính Phật, bị tơ sen cứ vướng víu vấn vương, cô chợt nghĩ đến việc thử dệt lụa từ tơ sen. Tấm cà sa lụa sen đầu tiên cô dâng tặng vị cao tăng trong vùng cũng bắt nguồn cho truyền thống dệt lụa từ sen của làng Inphaw Khone này. Và lạ thay, cũng chỉ có duy nhất Inphaw Khone dệt được lụa này. Chưa làng nào trên đất Miến Điện làm được, dù phần lớn lượng ngó sen dùng ở đây được chuyên chở từ nhiều miền sen khác đến - vì nhu cầu quá cao, ngó sen ở làng không đủ dùng.

Thoạt nhìn thấy đơn giản. Nhưng ngó sen phải sử dụng trong vòng 24g từ khi bẻ, trễ là tơ khô, đứt khúc. Người ta cũng đã từng thử với ngó súng, nhưng thất bại vì không đủ độ dai bền. Các dì, các cô bẻ một nhúm 3 - 4 cọng ngó, xoay xoay thật nhẹ để kéo dài hết mức những sợi tơ, lướt chúng trong nước để không bết dính. Những sợi tơ thô được nối nhau, bỏ vào sô, thùng, rồi sau đó quấn vào một con suốt, quay thành các bó tơ.

Qua thêm giai đoạn xử lý màu, cho trắng hơn hay nhuộm xanh vàng tím đỏ bằng các loại rễ cây, lá cây,... các bó tơ sen được đưa lên khung cửi. Rồi những chiếc khăn bàn, khăn choàng cổ, tấm longyi... bằng lụa sen nhiều màu sắc ra đời. Giá không rẻ, một chiếc khăn choàng cổ cũng từ 150 - 200 USD. Nhưng cũng đáng vì phải đến 10.000 cọng ngó mới dệt được một tấm vải diện tích chừng 1,5m2, qua bao nhiêu công đoạn.

Mân mê, se sua, ve vuốt hoài những tấm lụa sen mềm mát, tôi chỉ nuối tiếc chia tay làng lụa sen trong sự hối giục inh ỏi của chú lái đò vì lại trễ giờ, trong những nụ cười đằm thắm, trắng xóa thanaka (phấn thoa mặt) của các cô, các dì... dù kẻ khách du này chỉ toàn quấy phá hỏi han lung tung linh tinh mà chẳng mua được tấm món gì.

Buổi chiều lênh đênh tiếp, ngỡ ngàng vì Inle xinh tươi, ấm áp trong sự đón chào, những tấm chân tình mộc mạc của người dân xứ Miến, tôi vẫn bâng khuâng nhớ về Inphaw Khone, nhớ những tấm lụa sen đẹp mộc mạc, nhớ hàng đoàn những chiếc ghe, xuồng chất đầy ngó sen dập dềnh hướng về làng... Nước mình nhiều sen lắm, bao nhiêu là sen đã đi vào đời sống, thi ca nhạc hoạ... Nhưng còn lụa sen? Khi nào, những cô lái đò duyên dáng với bà ba, nón lá, không chỉ ngân nga, hò ơ với du khách "trong đầm gì đẹp bằng sen..." mà còn có thể tự hào "Chúng tôi còn có lụa sen!" Khi nào?
Nguồn: dulichhoanmy.com
>>> Đăng ký: tour thái lan 5 ngày 4 đêm tại đây.